cây sim

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

CÂY SIM

sim 

Mô tả cây sim: Cây sim thuộc cây nhỏ cao từ 1-2 mét, cành có 4 cạnh, vỏ thân róc thành từng mảng, lá mọc đối, hình thuôn và hẹp về phía cuống, phía đầu lá hơi tù và rộng, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm, có 3 gân chính, mặt lá dưới có lông tơ, hoa màu hồng tím, hoa đơn độc hay từng 3 cái mọc ở kẽ lá, quả sim mọng màu tím đậm, hạt hình móng ngựa.

Thành phần hóa học của cây sim

Quả sim có vị ngọt ngon, trong quả có chứa sắc tố antoxyanozit, tanin và đường.
Lá và búp sim có chứa nhiều tanin.Vị thuốc từ cây sim chủ yếu từ lá và quả sim.

Rễ, lá và trái sim được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, có tác dụng bổ huyết, an thai.

Cây sim có tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk., thuộc họ sim (Myrtaceae). Ngoài ra, còn gọi là hồng sim, đào kim nang… Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc khắp nước ta. Cây thích hợp với đất khô cằn, gò đồi… Ở miền Trung, sim thường ra hoa và trái từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.

Sim được xem là có vị ngọt/chát, tính bình.

Tác dụng của cây sim:

- Rễ sim: Tác dụng “khu phong, hoạt lạc”, thu liễm và chỉ tả; được dùng để trị sưng bao tử cấp tính, ăn không tiêu, sưng gan, đau nhức do phong thấp…

- Lá: Tác dụng thu liễm, chỉ tả; cũng dùng để trị viêm dạ dày, ăn không tiêu, dùng đắp ngoài để trị xuất huyết.

Trị tiêu chảy, lỵ trực trùng và nhiễm khuẩn khác ở đường ruột; lá sim: 1 nắm (30g), rửa sạch, giã nát, chế 1 lít nước sôi vào hãm hay nấu uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày. Có thể thêm 1 muỗng canh mật ong cho mỗi ly cho dễ uống.

- Trái: Tác dụng bổ huyết, dùng trị thiếu máu khi có thai, suy nhược sau cơn bệnh, an thai. Trái chín tương ăn rất ngon và bổ. Người ta đã chứng minh chất màu tím của trái là antocyanin có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.

Một số bài thuốc có sim

-Trị đau hay loét dạ dày, viêm ruột và kiết lỵ: dùng 60g trái khô, thêm nước, hấp đến chín nhừ và chắt lấy nước. Uống mỗi ngày 1 – 2 ly, buổi sáng khi thức dậy và khi đi ngủ… Uống trong 20 ngày.

-Trị tiêu chảy nơi trẻ em: sao đến cháy đen 30g trái khô. Đun nhỏ lửa trong nước đến chín. Uống ngày 3 lần.

-Xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ: dùng 60g trái khô, 1 quả trứng, 30g đường cát vàng, rượu trắng (vừa đủ). Hầm nhỏ lửa đến chín. Uống hết một phần trước khi đi ngủ.

-Để điều trị thiếu máu, mặt tái, môi lạnh, tay chân lạnh, hay choáng váng, chóng mặt: dùng 15g trái khô, 15g long nhãn nhục, 30g đường phèn. Nấu lửa nhỏ đến chín. Ăn 1 hay 2 lần mỗi ngày.

-Giúp mau hồi phục sau cơn bệnh: dùng 30g trái khô, 30g thịt heo nạc và 2 – 3 trái táo tàu. Thêm nước, nấu đến chín. Ăn mỗi ngày.

-Cách chế tạo rượu sim: Lấy 500g trái sim khô, nghiền nát, ngâm trong 1 lít rượu trắng (40 độ) trong 10 ngày, mỗi ngày lắc, trộn một lần… có thể dùng làm rượu khai vị.