ô dược

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

Ô DƯỢC

cây ô dược

     Mô tả: Cây bụi, thơm, luôn luôn xanh tốt, cao đến 5m. Rễ mập, hình thoi, có chất gỗ, phình ra ở một số bộ phận, lớp ngoài có màu đỏ tía nhạt. Cành non có phủ lông nâu nhạt. Lá mọc so le, có cuống, hình trái xoan, hoặc hơi tròn, dài 3 – 7 cm, rộng 1,5 – 4cm, đầu nhọn, lá dài, có 3 gân, mặt trên bóng, mặt dưới có phấn và phủ lông mềm ngắn. hoa khác gốc hoặc tập tính; bao hoa có ống ngắn, 6 thùy, hoa đực có nhị, hoa cái có nhị lép, bầu trên. Quả hạch màu đen. Rễ có vị cay hăng.

    Bộ phận dùng: rễ củ, có thể thái lát mỏng khi còn tươi, đem phơi nắng đến khô, hoặc có thể để nguyên đem phơi nắng. Đa số rễ củ hình con thoi, hơi cong, một số dạng tràng hạt, dài 6 – 15cm, đường kính 1 – 3 cm, bên ngoài màu nâu vàng nhạt, có vết nhăn theo chiều dọc và vết sẹo rễ con. Chất cứng, mùi thơm, vị đắng cay hăng sau có cảm giác mát. Bảo quản nơi khô mát, chống mối mọt.

Tác dụng của Ô dược:

Ô dược vị cay, tính ôn, công năng: lí khí chỉ thống.

Chỉ định:

Chữa đau ngực, dạ dày hoặc bụng và khó thở, đau kinh, đau thoát vị, thấp đau nhức xương và khớp, đau do tổn thương bên ngoài, đái dầm, hay đi tiểu vì thiểu năng bàng quang.

Liều dùng: 3 – 12g.

Một số bài thuốc dùng ô dược chữa bệnh:

-Ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy: ô dược (sao cám), hương phụ (tứ chế), đồng lượng 8 - 12g. Cả hai tán bột mịn, ngày uống 5 - 9g với nước sắc của gừng. Có thể uống 2 - 3 tuần. Nếu đầy bụng, đau bụng do giun, nhất là trẻ em có thể thay nước gừng bằng nước sắc của 4g hạt cau, trẻ em bị giun chỉ nên uống 5 - 7 ngày. Khi uống thuốc cần tránh các thức ăn tanh, khó tiêu như cua, trứng, mỡ...

-Lỵ, sốt, tiêu chảy: ô dược (sao cám) tán bột mịn, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 5g, uống với nước cơm, trước khi ăn khoảng 1 giờ rưỡi; hoặc phối hợp với cỏ sữa, hoắc hương, mỗi vị 8 - 10g, sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ rưỡi. Uống liền 1 - 2 tuần lễ.

-Đau dạ dày co thắt, do lạnh: ô dược 9g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi (vi sao) 2g.  Sắc hoặc hãm ngày 1 thang, uống 3 lần trước bữa ăn.

-Trị chứng cam tích ở trẻ em (trẻ chậm lớn, gầy xanh, nhẹ cân, mắt hay bị nhoèn gỉ, mũi hay viêm, chảy nước mũi, bụng ỏng, đít teo, kém ăn, kém ngủ...): ô dược, bạch truật, kê nội kim (màng mề gà) đều sao cám (kê nội kim sao đến khi vị thuốc phồng đều), ý dĩ, hoài sơn (sao vàng), đồng lượng 9 - 12g. Tán bột mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 5 - 9g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền nhiều đợt, mỗi đợt 2 - 3 tuần.

-Trị đau bụng kinh ở phụ nữ: ô dược, mộc hương mỗi vị 12g, sa nhân 3g (các vị đều sao); huyền hồ (chích giấm) 12g; cam thảo 5g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 - 3 tuần lễ, sau mỗi khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Uống lặp lại vài đợt.

Ngoài ra, ô dược còn được dùng để trị các chứng bệnh đau xương khớp, đau gối, toàn thân tê mỏi, đau đầu,chóng mặt...

Lưu ý: Vì ô dược còn có tên sim rừng, do đó có người đã đào lấy rễ cây sim (Rodomyrtus tomentosa Wight), họ sim (Myrtaceae) để giả mạo vị ô dược, cần lưu ý tránh nhầm lẫn.

Kiêng kỵ:Các trường hợp khí hư, nội nhiệt không nên dùng ô dược.