tất bạt

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

TẤT BẠT

tat-bat

Tất bạt còn gọi là Tiêu lốt, Tiêu hoa tím là chùm quả dính nhau thành bông chưa chín phơi hay sấy khô của cây Tiêu lốt, tên thực vật là Piper longum L thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tất bạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.

Cây mọc hoang hoặc trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, được trồng ở Ấn độ, Philippin, Indonexia và Trung quốc tại Quảng đông, Vân nam.

Tính vị qui kinh:

Thuốc vị cay, tính nhiệt, qui kinh Vị, Đại tràng.

Tác dụng

Thuốc có tác dụng ôn trung, chỉ thống, chữa bụng lạnh đau, nôn, tiêu chảy.

-Chống thiếu máu cơ tim, tăng sức chịu đựng ở trạng thái thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim

Đối tượng sử dụng

-Người bị rối loạn nhịp tim

-Người bị đau bụng do lạnh

Ứng dụng lâm sàng:

-Trị đau bụng, nôn, tiêu chảy do tỳ vị hàn:cùng dùng với Cao Lương khương. Có thể dùng độc vị bột Tiêu lốt uống với nước cơm hoặc phối hợp với các loại thuốc ôn tỳ vị để dùng.

-Trị tiêu chảy kéo dài: Tiêu lốt phối hợp với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Nhục quế trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

-Trị đau răng sâu: Tiêu lốt bột xát vào vùng răng đau hoặc dùng với hạt tiêu lượng bằng nhau, gia ít sáp ong viên thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1 - 2 hạt.

-Trị chảy nước mũi: thuốc tán thành bột mịn thổi vào mũi.

-Trị thiên đầu thống: Tất bạt tán thành bột mịn. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên nào thì hít khoảng 0,4g bột vào mũi bên đó.

Liều thường dùng và chú ý:

Liều thường dùng uống trong, cho vào thuốc thang: 1 - 5g, dùng ngoài lượng vừa đủ.

Chú ý: trường hợp âm hư nội nhiệt thận trọng lúc dùng.