lá móng tay

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

LÁ MÓNG TAY

la-mong-tay

Lá móng, Thuốc mọi lá lựu, Lựu mọi - Lawsonia inermis L., thuộc họ Tử vi - Lythraceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 2-6m, có gai nhất là khi già. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trái xoan nhọn, dài 2-3cm, rộng 1cm. Hoa nhỏ mọc thành chuỳ ở ngọn cành. Hoa màu trắng hay đỏ, vàng nhạt hay hồng. Ðài hình chuông gồm 4 lá dài. Bầu trên 4 ô. Quả nang hình cầu, có 4 ô, chứa nhiều hạt nhỏ hình tháp ngược, màu nâu đỏ.  

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, rễ - Folium Cortex et Radix Lawsoniae Inermis.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Tây á, được trồng từ Bắc Phi tới Trung á và Ấn Ðộ. Ở nước ta, cây cũng được trồng ở nhiều nơi làm cảnh. Có thể trồng bằng gieo hạt hoặc bằng các đoạn cành vào mùa mưa. Khi cây cao độ 1 mét, có thể thu hoạch, cắt cả cành phơi trong râm; mỗi năm có thể thu hoạch hai lần, cắt chừa cành lớn và gốc khoảng 50cm để cây đâm cành non.

Thành phần hoá học: ở trạng thái tươi, lá móng chứa các heterosid, mà khi thuỷ phân, sẽ giải phóng lawsone (hydroxy 2-naphroquinone 1-4). Hàm lượng lawson ở dược liệu khô vào khoảng 1%. Chất này kết tinh thành hình kim màu đỏ cam, ít khi hoà tan trong nước lã, hoà tan nhiều trong nước nóng, tan trong các dung môi hữu cơ và trong các dung dịch lỏng kiềm thổ để tạo thành một chất nhuộm màu da cam. Trong lá còn có 0,02% tinh dầu mà trong thành phần có B-ionon. Hạt chứa 5-6% một chất dầu không khô.

Tính vị, tác dụng: Lá hoạt huyết, tán ứ. Vỏ thân và rễ lợi tiểu, tiêu viêm.

Tác dụng của lá móng tay

-Chữa bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt

-Trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt

-Trị đau đầu, giảm đau họng

-Giúp điều kinh và gây sẩy thai.

-Chữa tê bại nhức mỏi,

-Trị vàng da, sưng lá lách, đau sạn sỏi.

-Chữa viêm phế quản

-Hạ sốt và gây ngủ

Đối tượng sử dụng

-Người bị ghẻ ngứa , hắc lào

-Người bệnh bị ỉa chảy, đau đầu, đau họng

-Kinh nguyệt không đều,

-Người bị viêm phế quản

Cách dùng: Lá tươi thường dùng giã nát, trộn với giấm để chữa bệnh ngoài da. Các bộ phận khác của cây dùng khô sắc uống với liều 8-20g.

Ðơn thuốc:

- Chữa con gái chậm thấy kinh: Lá móng 30g sắc uống.

- Thông kinh bế để tránh thụ thai: Lá móng 50g, ích mẫu 40g, Nghệ đen 30g sắc uống liều 3 thang cho đến khi thấy kinh mới thôi.

- Chữa nấm móng tay, móng chân, lở ngứa ở kẽ chân móng rồi lây lan sang các ngón khác và có khi lở ở bàn tay bàn chân: Dùng lá móng giã nát với ít hạt muối đắp vào buổi tối, buộc rịt lại. Ngày có thể mở ra cho thoáng hơi và dễ làm việc. Tuần đầu thay thuốc mới hằng ngày. Tuần thứ hai, đắp thuốc thưa ra 2 ngày một lần. Tuần thứ ba đắp 3 ngày một lần. Ðến khi hết lở ngứa mà bong da, thì bôi nhựa lá Lô hội, hay đắp lá móng, hoặc bôi dầu Gấc