Cá Nóc

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

     Cá nóc

CÁ NÓC

     

Còn gọi là cá cóc.

Tên khoa học: Tetrodon Ocelatus.

Họ khoa học: Tetrodontidae.

Mô tả: Thuộc bộ cá Nóc (Tetrodontiformes), thân ngắn, vảy kém phát triển. Miệng có răng hình mỏ vẹt, phần lớn ở bể nóng, có loài sống ở nước ngọt. Nhiều loài có chất độc trong gan ruột nên ăn phải có thể bị ngộ độc chết người. Cá nóc thường hay hút không khí vào một cái túi lớn thông với thực quản, làm cho bụng trướng lên rất to, cá sẽ ngửa bụng  lên trời để cho sóng đánh đi. Nằm như vậy, cá sẽ không sợ giống gì hại nổi, vì mặt dưới là lởm chởm đầy gai.

Phân biệt: Khoa động vật đã thống kê được 60 loài cá Nóc, trong đó có chừng 30 loài là có độc.

1- Cá Nóc 4 răng (Tetrodon), mình có gai rất nhỏ. Mỗi hàm có 2 răng lớn, ở Việt Nam có nhiều loài như Tetrodon Orellatus (cá Nóc hạt mít), Tetrodon Inemis, Tetrodon Naritus (cá Nóc vàng), Tetrodon Lunaris (cá Nóc gáo).

Cá nóc hai răng hay cá Nhím (Diodon Hystrix) mỗi hàm chỉ có 1 răng. Mình có nhiều gai lớn dài dựng lên được như gai nhím, hoặc Diodon Holaianthua.

Ngoài ra còn có cá đầu hay cá mặt trăng (Orthagoriseus Mola) có mình tròn, dẹp, đuôi cụt, cá Nóc hòm (Ostracion Gibbosus).

2- Hà đồn còn chỉ con Spheroides vermicularis T. Et, S (Logocephalus Vermicularis), Hổ quy (Spheroides rubriques T, Et S), V,V...thuộc  họ Spheroide.

Liều dùng: 3-9g.

Ngộ độc: Thịt cá Nóc không độc, nhưng chất độc thường bị ngộ độc là do trong trứng và ruột bị dập mà ngấm qua thịt, làm cho thịt cũng có chất độc, cho nên có nhiều trường hợp sau khi đã bỏ nội tạng đi mà vẫn bị ngộ độc. Sau khi ngộ độc thường xuất hiện các triệu chứng tê môi tê lưỡi, cảm giác kiến bò ở đầu tứ chi, sau đó là nôn mửa,Chóng mặt, tê tím, hạ huyết áp. Sau 2 giờ không cứu chữa kịp thì chết.